UBND Xã Yên Mạc
Thứ hai, ngày 20/05/2024
Chào mừng bạn đến với Website xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Một thoáng quê hương

Thứ ba, 17/08/2021

Yên Mạc xa xưa, các cụ tiền bối truyền lại gọi là xứ Gia Nô (thời Trần gọi là Mô Độ) trước đó là một vùng bãi cát bồi trên bờ vụng bể Thần Đầu (đầu thời Lê gọi là Thần Phù) hình thành từ trước Công Nguyên.

Danh nhân Phạm Thận Duật - Nhà sử học, nhà văn hóa lớn

Thứ hai, 16/08/2021

Phạm Thận Duật (范慎遹, 1825–1885) là một đại thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenotre). Ông cũng là một nhà sử học nổi tiếng, từng giữ chức vụ Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, là người duyệt cuối cùng bản Quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, từng là thầy dạy học cho hai hoàng thân là vua Dục Đức và Đồng Khánh sau này.

Danh nhân Vũ Phạm Khải - Người con quê hương xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Thứ sáu, 13/08/2021

Vũ Phạm Khải (chữ Hán: 武范, 1807 – 1872), là một vị quan tiến bộ của triều đình nhà Nguyễn, một trong những vị quan tích cực nhất trong phái chủ chiến chống Pháp. Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng đương thời.

Sơ lược lịch sử chùa Kiền Quang, làng Yên Mô Càn

Thứ tư, 26/05/2021

Chùa Kiền Quang được làm năm 1928, hướng Đông, bằng nhà tranh vách đất. Chùa được dựng do ông Nguyễn Hữu Tuyết người coi chùa ở Thần Phù, thấy làng Yên Mô Càn chưa có chùa để phục vụ tín ngưỡng của nhân dân trong làng, nên ông cùng cháu dể là Vũ Duật kêu gọi bà con cùng nhau dựng chùa đồng thời ông Nguyễn Hữu Tuyết cung tiến 3 pho tượng tam thế để thờ phụng. Sau khi xây dựng chùa xong dân làng giao cho ông Vũ Duật thay mặt nhân dân, trông coi quản lý chùa.

Sơ lược lịch sử chùa Uẩn Long (Chùa Nam), làng Yên Mô Thượng 

Thứ tư, 26/05/2021

Chùa Uẩn Long được xây dựng vào giai đoạn nhà Lê Trung Hưng, thời vua Lê Dụ Tông lấy niên hiệu Bảo Thái (1720-1729), khi đó chùa được người dân làng Yên Mô dựng lên trong một đêm bằng nhà tranh vách đất quay hướng Nam để giữ đất cho làng (vì dân làng lo sợ người dân làng Thiên Trì có lắm Quan ỷ thế lên chiếm đất nên trong một đêm bảo nhau tổ chức dựng xong chùa tại khu đất có vị trí đẹp nằm giáp hai làng). Từ đó người dân làng Thiên Trì gọi là chùa Mạo, còn dân làng Yên Mô gọi là chùa Uẩn Long Tự (chùa Nam).

Sơ lược lịch sử chùa Hang, làng Phượng Trì

Thứ tư, 26/05/2021

Chùa Hang làng Phượng Trì (Thiên Trì) đến nay chưa xác định có từ thời kỳ nào, chỉ biết rằng sau khi đắp xong đê Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông giao cho tướng Lê Niệm đắp ngăn dòng nước mặn từ năm 1475, trước khi về triều tướng Lê Niệm chiêu mộ dân phu lập làng Thiên Trì, khi đó dân làng thấy hang đẹp, rộng lớn, có các bậc kệ như bậc thang … trong hang thấy mạch nước phun trào, nước trong và rất ngọt, mát … dân làng đào lên để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt chung của dân làng. Khi đào vét giếng đá trong hang thì phát hiện 10 bức phù điêu bằng đá, tọa trên các toà sen đá

Sơ lược lịch sử chùa Phượng Trình (Chùa Bắc), làng Yên Mô Thượng

Thứ tư, 26/05/2021

Yên Mạc xa xưa, các cụ tiền bối truyền lại thuộc xứ Gia Nô (thời Trần gọi là Mô Độ; thời Minh đổi là Yên Mô, đến triều niên hiệu Bảo Thái ấp Yên Mô được chia ra thành làng Yên Mô Thượng và làng Yên Mô Hạ (sau gọi Yên Mô Càn)), trước đó là một vùng bãi cát bồi trên bờ vụng bể Thần Đầu (đầu thời Lê gọi là Thần Phù) hình thành từ trước Công Nguyên.

Đất và người Yên Mạc tham gia cách mạng

Thứ bảy, 12/09/2020

Yên Mạc là một xã nằm ở phía nam huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, với diện tích 799,6ha, dân số hiện nay là 6.875 khẩu, ở 15 xóm; có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, có sông Càn, sông Trinh, núi Bảng đẹp nên thơ. Xã Yên Mạc vào thời Nguyễn gọi là tổng Yên Mô, gồm 12 làng, đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công được thành lập thành 3 xã: Yên Mạc, Yên Thái, Yên Đồng

Độ ẩm:

Gió:

Thống kê truy cập

Truy cập: 1256229

Trực tuyến: 11

Hôm nay: 685